Nhu cầu giải trí càng cao, công nghệ càng hiện đại, thiết bị âm thanh thì ngày một rẻ, các yếu tố này cũng góp phần vào giúp giới trẻ tự tin hơn khi có thể tự sắm thiết bị thu âm cho mình để có thể thõa mãn niềm đam mê ca hát tại nhà, thu âm những bài hát hay tại nhà mà không cần tốn tiền để ra các phòng thu. Bạn là idol đang tham gia hát live trực tuyến tại các kênh âm nhạc như CCtalk, hallostar…thì bạn đã biết hệ thống thu âm tại các công ty đó như thế nào. Bạn cũng có thể tự làm phòng thu âm giống như họ và bạn không cần phải đi đâu, chỉ cần ở nhà và online mà vẫn nhận lương đầy đủ, không phải mất công, mất thời gian lên công ty họ để ngồi phòng thu nữa
Để có được hệ thống thu âm tại nhà với chất lượng tốt không khác gì phòng thu dịch vụ, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 3 triệu đồng, sắm 1 Micro và tậu thêm 1 em Sound Card K10 như vậy là đủ rồi. Micro là micro thu âm chuyên dùng cho các bạn hát live trực tuyến, hát karaoke hay dùng để thu âm, đây là loại micro có chất lượng thu âm tốt hàng đầu thị trường và được rất nhiều người sử dụng. Sử dụng micro kết hợp với Sound Card XOX K10 để tạo ra một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp như phòng thu
-
Sound card XOX K10 tích hợp đầy đủ các chức năng như điều chỉnh âm lượng mic, âm lượng giọng hát, âm lượng micro, điều chỉnh tiếng vang, tiếng bass, treble…Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh sao cho âm thanh phù hợp với giọng của mình. Có thể điều chỉnh được trực tiếp trên thiết bị hoặc điều chỉnh qua phần mềm XOX KS108. Hơn nữa thiết bị XOX K10 rất nhỏ gọn và tiện lợi, lại hỗ trợ 2 micro hát cùng một lúc và nhiều giọng hát cùng một lúc. Sound Card XOX K10 hỗ trợ kết nối qua USB dễ dàng gắn vào laptop hay máy tính, hơn nữa còn hát được karaoke hay thu âm trên điện thoại, máy tính bảng. Mọi thiết bị đều có thể hoạt động với Sound Card XOX K10 mà chất lượng âm thanh vẫn đảm bảo và không hề thay đổi, điều quan trọng là bạn phải chỉnh âm sao cho phù hợp nhất với giọng hát của mình
Tổng hợp những điều cần biết về Sound Card
Hiện nay nhu cầu thưởng thức âm thanh trên laptop ngày càng trở nên cao cấp hơn và giải pháp để hỗ trợ điều đó là sử dụng sound card rời thay cho card âm thanh tích hợp trên máy. Vậy sound card rời là gì và cần lưu ý những gì khi mua sound card?
Hiểu theo một cách nào đó thì sound card là một board mạch xử lý âm thanh. Sound card có thể là dạng nhúng (Integrated) trên mainboard hay còn gọi là sound card onboard hoặc là dạng cắm rời thông qua các giao diện (Interface) khác gọi là sound card rời. Cho dù là dạng nào thì board mạch này gồm có 3 thành phần chính đó là: ADC, DSP và DAC.
Trong đó:
-ADC: Analog to Digital Converter, chuyển đổi tín hiệu âm thanh analog sang tín hiệu kỹ thuật số
-DSP: Digital Sound Processor, bộ xử lý âm thanh số
-DAC: Digital to Analog Converter, chuyển đổi tín hiệu âm thanh kỹ thuật số sang tín hiệu analog
Một số khái niệm:
Âm thanh mà con người nghe được chính là âm thanh analog, nó là tiếng động phát ra từ mọi vật xung quanh. Âm thanh phát ra từ loa là tín hiệu analog đã được khuyêch đại
Âm thanh analog luôn thay đổi
-Vậy khi nào thì dùng ADC của sound card?
Khi dùng micro để thu âm hoặc khi tiếp nhận âm thanh phát ra từ 1 nguồn âm thanh khác như đầu đĩa CD, máy nghe nhạc, preamp…..
-Vậy khi nào thì dùng DSP của sound card?
DSP là thành phần chính của sound card, nó kết hợp với ADC và máy tính để lưu trữ âm thanh đã thu âm với định dạng tín hiệu số( dạng file trên máy tính) vì vậy mà âm thanh dạng này sẽ không thay đổi.
Công việc chính của DSP là giao tiếp với máy tính, xử lý tín hiệu từ ADC, tiếp nhận hoặc chuyển tín hiệu ra các ngõ Digital, chuyển tín hiệu cho DAC xử lý.
-Vậy khi nào thì dùng DAC của sound card?
Như đã đề cập ở phần trên, con người chỉ nghe được âm thanh analog, vì vậy DAC chuyển tín hiệu digital về analog, sau đó chuyển ra loa để khuyêch đại ra âm thanh.
Cần lưu ý gì trước khi mua sound card?
1). Nhu cầu chính của người sử dụng: bạn mua sound card để phục vụ chơi game, nghe nhạc hay xem phim? Một vài hãng đã phân chia các sản phẩm sound card của họ thành các dòng như trên. Nếu chủ yếu để nghe nhạc bạn chỉ cần đầu tư một sound card hỗ trợ 2 kênh như 2.1 (bất kỳ sound card rời hiện tại đều hỗ trợ tối thiểu là 2 kênh) cùng một bộ loa 2.1 để phát âm thanh (đây là loại loa có hai loa vệ tinh nhỏ để phát tiếng và một loa sub để phát âm trầm). Nếu loại âm thanh bạn thường nghe có nhiều trống (bass), âm vực vang, các dòng nhạc như dance, rock… thì bạn nên chọn loa sub có công suất lớn để tiếng trống, âm trầm chắc, rõ ràng. Còn với nhu cầu nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng thì bạn nên chọn những loa có âm vực ở tầm trung, mềm mại, nhẹ nhàng.
Nếu nhu cầu chủ yếu là chơi game, xem phim, bạn nên mua sound card hỗ trợ đa kênh như 4.1, 5.1 và bộ loa tương ứng để cảm nhận âm thanh vòm, nhiều tầng sống động. Những âm thanh này có thể là các hiệu ứng trong game, tiếng bước chân của đồng đội, tiếng trực thăng trên đầu…
Tuy nhiên, nói như trên không có nghĩa là với sound card và bộ loa 5.1 thì bạn không thể nghe được nhạc hoặc sound card 2.1 thì bạn không chơi được game hay xem phim. Ở đây ta bàn đến phương pháp lựa chọn tối ưu sound card (và loa) phù hợp với nhu cầu chính của người sử dụng. Hệ thống 5.1 mặc dù hỗ trợ âm thanh vòm, hỗ trợ nhiều tầng âm thanh nhưng lại không phù hợp với nhu cầu chủ yếu là nghe nhạc, đôi khi còn dẫn đến những hiệu ứng âm thanh không cần thiết ảnh hưởng đến việc thưởng thức của người nghe… Còn với hệ thống 2.1, bạn vẫn có thể xem phim, chơi game nhưng chất lượng âm thanh đa kênh, hiệu ứng sẽ không được hỗ trợ tốt như trên hệ thống 5.1.
Bên cạnh đó là yếu tố giá cả của thiết bị, bạn sẽ bị lãng phí nếu mua mà sử dụng không phù hợp.
2). Các tiêu chí để lựa chọn sound card phù hợp
Giá trị của một sound card dựa trên các thông số như: chipset xử lý âm thanh (DSP), bộ chuyển đổi tín hiệu DAC hoặc ADC, các công nghệ hỗ trợ như: ASIO, EAX, THX, Dolby Digital, DTS Digital Surround, DOLBY TrueHD & DTS HD… các kênh, độ sâu của mẫu Bit, bộ nhớ đệm và các thông số kỹ thuật cũng như các hiệu ứng âm thanh mà nó hỗ trợ từ phần cứng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến các thông số, còn ý nghĩa của các thông số trên sound card thì chúng tôi sẽ có một bài viết khác để làm rõ vấn đề này.
Một vài mẫu sound card được nhiều người đánh giá cao:
- Dòng nghe nhạc:


Sound Card XOX K10
Sound Card XOX K30

Creative Sound Blaster X-Fi Surround 5.1
3). Chi phí bạn định đầu tư và nhu cầu nâng cấp trong tương lai: bạn chi bao nhiêu tiền cho chiếc card định sắm?. Hiện nay thị trường có nhiều hãng, nhiều loại sound card và giá trị của chúng cũng khác nhau. Có những loại giá vài trăm đến hơn một triệu đồng trong khi có những loại lên đến vài triệu đồng. Giá trị của sound card phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, hỗ trợ đa kênh, hỗ trợ âm tần, hỗ trợ bộ nhớ, chip xử lý, độ sâu Bit lấy mẫu, các công nghệ đi kèm… Bạn cần tìm hiểu để đầu tư hợp lý cho các thành phần để tránh "cả thèm chóng chán" rồi "chạy theo công nghệ" mới trong tương lai.
Ngoài ra bạn cũng cần để ý đến thiết kế, kích thước, trọng lượng và khả năng xuất tín hiệu âm thanh trên sound card. Với một chiếc laptop mỏng nhẹ, tiện di chuyển bạn không nên chọn loại sound card có kích thước lớn và trọng lượng cao bởi yếu tố thẩm mỹ dường như không phù hợp mà còn rất bất tiện nếu muốn mang theo để sử dụng.
4). Khả năng kết xuất tín hiệu là việc sound card của bạn hỗ trợ xuất cổng âm thanh dạng gì. Tôi thấy có vài dạng cổng như sau:
- Analog Output: cổng ra cho tín hiệu tương tự (các đường ra cho mỗi kênh audio)
- Analog Intput: cổng vào cho tín hiệu tương tự - gồm cả mic (đường truyển tín hiệu từ ngoài vào sound card để xử lý)
- Digital S/PDIF Output: cổng ra dành cho tín hiệu quang số
- Digital S/PDIF Input: cổng vào dành cho tín hiệu quang số
- Coaxial out: cổng dành cho cáp đồng trục
- Optical out: cổng cắm dây cáp quang
- AES/EBU out (digital balance): cổng ra chuẩn AES/EBU (có 3 chân cắm)
Hiện nhiều người quan tâm và sử dụng nhiều hai cổng Coaxial và Optical. Theo tìm hiểu của tôi thì nhiều ý kiến cho rằng cổng dây Coaxial cho chất lượng âm thanh tốt hơn dây Optical, đặc biệt tiếng trầm và "độ dầy" của âm thanh. Còn cổng AES/EBU out (digital balance) thì chất lượng âm thanh còn cao hơn cổng Coaxial.
5). Thiết bị đồng bộ: ở đây là hệ thống loa mà bạn đang có hoặc sẽ trang bị có tương thích với nhau không. VD: bạn mua chiếc sound card đắt tiền, hỗ trợ xuất 5.1 nhưng chỉ dùng đôi loa 2.1 hoặc bạn có hệ thống loa hàng hiệu 7.1 nhưng lại được kết hợp với sound card chất lượng không cao hơn card tích hợp sẵn.
- Ngoài thiết bị sound card tốt, loa hay, bạn cũng cần quan tâm đến chất lượng bản nhạc (phim hoặc game), không gian thưởng thức và gu âm nhạc.
6). Một vài thương hiệu sound card đang được ưa chuộng tại Việt Nam: ONKYO, CREATIVE, ASUS Xonar, EMU, AuzenTech, AUDIOTRAK, ESI-Pro, M-Audio, Alesis, HT Omega.
Một số câu hỏi thường gặp:
-Hỏi: Tôi có cần mua sound card rời để đánh với ampli và loa dân dụng cho mục đích nghe nhạc lossless hay không? Vì loa và ampli của tôi là loại đắt tiền?
+Đáp: Ampli và loa chỉ làm nhiệm vụ khuyêch đại âm thanh, nó cần có tín hiệu âm thanh đầu vào thật tốt để phát huy hết khả năng mà điều này thì sound card onboard không đáp ứng được.
-Hỏi: Vậy điểm khác nhau giữa sound onboard và sound card rời là gì? Có cần phải bỏ ra nhiều tiền trong khi sound onboard vẫn dùng được?
+Đáp: Về cơ bản thì sound card rời được trang bị những linh kiện đắt tiền và có DSP mạnh hơn rất nhiều so với sound onboard, những thứ này sẽ làm cho âm thanh trung thực hơn, không bị méo tiếng, không lẫn tạp âm, chất lượng thu âm tốt hơn……Bên cạnh đó sound card rời hỗ trợ nhiều kết nối hơn đáp ứng tốt cho nhu cầu giải trí & làm việc.
-Hỏi: Tôi thấy trên thị trường có bán các loại đầu DAC, nghe nói những thứ này có thể cải thiện chất âm mà không cần phải dùng sound card rời?
+Đáp: Câu hỏi này có vẻ dễ trả lời nhưng thực sự không phải như vậy. Đầu DAC sẽ dùng kết nối digital từ sound card để lấy tín hiệu và sẽ dùng bộ DAC của nó thay vì trên sound card để xuất âm thanh ra loa, hay nói khác hơn thì đầu DAC rời đóng vai trò như bộ DAC của sound card, chỉ có khác là nó sẽ gắn bên ngoài.Cả 2 thiết bị này đều cải thiện âm thanh nhưng nếu muốn so sánh thì sẽ như thế nào? Như vậy sẽ có 2 trường hợp
Trường hợp 1: dùng đầu DAC lấy tín hiệu digital từ sound card onboard chắc chắn là chất lượng âm thanh có cải thiện rất nhiều vì bộ DAC rời trên đầu DAC có chất lượng tốt hơn rất nhiều lần so với DAC trên sound onboard, nhưng liệu đây có phải là giải pháp tối ưu?
Trường hợp 2: xét lại trường hợp 1, tín hiệu digital từ sound card onboard xuất ra liệu có bằng sound card rời? Chắc chắn là không, vì nó còn tùy thuộc vào DSP xử lý, mà DSP trên sound card rời mạnh hơn sound card onboard rất nhiều. Như vậy khi tín hiệu digital từ sound card rời để cho đầu DAC rời hay bộ DAC trên sound card rời xử lý chắc chắn sẽ tối ưu hơn.
Giải pháp tối ưu cho việc thưởng thức âm thanh trên máy tính có kết hợp với các thiết bị khác như sound card rời,đầu DAC, Ampli, Loa….chính là phải xử lý triệt để từ gốc đến ngọn.
Bắt đầu từ nguồn nhạc hay phim ==> sound card xử lý ==> đầu DAC rời ( nếu cần). ==> Ampli ==> Loa.
Như vậy khách hàng sẽ phải cân nhắc đến chi phí đầu tư và mức độ cải thiện âm thanh giữa 2 loại sound card rời và đầu DAC để có được âm thanh tốt với chi phí đầu tư thấp nhất.



LưuLưu